Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

TÌNH TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ

TÌNH TRẠNG RỐI NHIỄU TÂM LÝ

1.     Thế nào là rối nhiễu tâm ly

Sinh một đứa con đã khó, nuôi dưỡng bé để trở nên một con người toàn vẹn lại còn khó hơn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa, sức khỏe là tình trạng không bệnh tật và có sự ổn định về sức khỏe thể chất và tâm thần.

Điều này cho thấy, một đứa con khỏe mạnh không chỉ cần tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng, mà còn phải có một trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Khi một đứa trẻ có những thái độ đáp ứng hoặc hành vi không bình thường, không phù hợp với cách ứng xử như  những trẻ khác cùng độ tuổi, trẻ có những hạn chế về giác quan, về vận động …chúng ta gọi đó là những trẻ có tình trạng rối nhiễu tâm lý.
Hai nhóm trẻ thường có tình trạng rối nhiễu tâm lý, thứ nhất là các trẻ bị khuyết tật, có những tổn thương về cơ thể và giác quan ( như khiếm thính, khiếm thị, bại liệt, bại não.v.v. ) điều này có thể gây ra  những rối nhiễu tâm lý cho trẻ vì các em  không thể tham gia các hoạt động giáo dục bình thường, hay không thể bầy tỏ hết những cảm nghĩ và nhu cầu của mình nên tạo ra những ức chế dẫn đến tình trạng rối nhiễu. Thứ hai là các trẻ tuy không bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng  lại có những tổn thương về mặt thần kinh và  trí tuệ,  tạo ra những trở ngại trong khả năng nhận thức và không có khả năng thiết lập mối quan hệ với những người từ đó đưa đến các tình trạng Chậm khôn hay hội chứngTự kỷ, hiếu động, kém chú ý hay những rối nhiễu khác.

Đối với trẻ khuyết tật, việc quan trọng là cung cấp cho trẻ những phương tiện hỗ trợ (dụng cụ, máy móc, kỹ năng …) để trẻ có thể cải thiện được năng lực của mình và hội nhập được với các hoạt động xã hội với mức độ tương đương trẻ bình thường.

Nhưng với trẻ có những rối nhiễu tâm lý như bị các tình trạng Tự Kỷ, Hiếu động kém chú ý, chậm khôn… cùng những rối nhiễu khác như trầm cảm, lo hãi…  thì việc giáo dục không phải là chữa trị (như nhiều người gọi đó là các chứng bệnh, từ đó dễ làm cho chúng ta liên tưởng đến thuốc men và các phương pháp trị liệu) mà các biện pháp can thiệp từ phía nhà chuyên môn và gia đình các em, Thông thường các biện pháp này chỉ có thể giúp các em khả năng có thể tự lo cho bản thân, và tham gia một cách hạn chế một số hoạt động giáo dục có những thiết kế riêng.

Vì thế việc định hướng, xác định mục tiêu giáo dục cho các em này là một điều cực kỳ quan trọng. Nếu không chẩn đoán đúng và đưa ra được những định hướng can thiệp thích hợp, đặt ra những mục tiêu đúng đắn, phù hợp với mức độ tình trạng của các em, thì bố mẹ sẽ có thái độ “ Có bệnh thì vái tứ phương” cứ chạy Đông chạy Tây, tìm thầy tìm thuốc để chữa trị cho con mình, mà quên mất việc xây dựng một nền tảng phát triển cho các em ngay tại trong gia đình.

2.     Trở ngại về phát triển vận động & trí tuệ:

Trước đây, khi có một đứa con khuyết tật thể chất (handicap) bố mẹ thường rất khổ tâm, lo lắng có khi đi đến mức độ trầm cảm, hay luôn tỏ ra lo lắng, bi quan…điều này ảnh hưởng rất nhiều lên tâm lý đứa trẻ. Theo nguyên tắc giáo dục trẻ em, chúng ta không nên quá thờ ơ, bỏ rơi và cũng không quá chiều chuộng, ấp ủ, một bước không rời vì cả hai cách ứng xử này đều không đem lại hiệu quả tốt cho việc phát triển nhân cách của trẻ. Cũng thế, với một trẻ khuyết tật, thì lại càng cần phải chú ý đến nguyên tắc chăm sóc chừng mực với trẻ. Nếu chúng ta quá quan tâm, giúp đỡ và luôn làm thay cho trẻ trong mọi hành vi và hoạt động, thì trẻ sẽ không có được sự nỗ lực để vượt qua được những trở ngại để đạt được những kỹ năng nhất định. Hơn thế nữa, trẻ còn trở nên ỷ lại và ích kỷ. Trẻ chỉ muốn bố mẹ phải luôn luôn bên cạnh mình, rồi đòi hỏi và sai bảo dựa vào chính “ưu thế” khuyết tật của mình, để rồi khi lớn lên trẻ sẽ càng ỷ lại, không chịu phấn đấu “vượt lên chính mình” mà chỉ muốn  thụ hưởng mọi sự ưu ái và quyền lợi của một người khuyết tật, nếu không được thì lại trở nên một kẻ bất mãn, chán đời …

            Các khuyết tật như khiếm thị (Khó khăn về khả năng nhìn), khiếm thính (khó khăn về khả năng nghe – nói) Bại liệt (Khó khăn về vận động) thường tạo ra những ức chế, trẻ trở nên trầm cảm hay dễ nổi nóng, bộc lộ hung tính và không muốn giao tiếp. Nếu được chăm sóc và yêu thương thì trẻ sẽ vượt qua được những lo lắng, căng thẳng và thích nghi được với môi trường. Hiện nay, với khả năng phát hiện sớm có khi ngay từ lúc mới sinh, việc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khiếm thính trong việc cho đeo máy nghe sớm sẽ giúp nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ và làm giảm nhẹ các nguy cơ rối nhiễu tâm lý của trẻ xuống mức thấp nhất.

Các tình trạng như chậm khôn (Chậm phát triển trí tuệ), hội chứng Down và bại não là những khiếm khuyết về trí tuệ rất cần những phương pháp giáo dục đặc biệt, do các em thiếu đi hai khả năng quan trọng là khả năng tiếp nhận thông tin và khả năng thiết lập các quan hệ tương tác.  Ngoài ra, các em thường rất dễ rơi vào sự lo lắng, trầm uất hoặc bực tức, cáu gắt, hung hãn vì không hiểu được những thông tin bên ngoài và cũng không biết cách diễn tả để cho người khác hiểu mình và đó là một trở ngại lớn mà người chăm sóc trẻ cần quan tâm để có những biện kháp khắc phục thích hợp.

            Trong việc giáo dục phục hồi (còn gọi là giáo dục đặc biệt hay chuyên biệt), trước đây nhiều phụ huynh thường có mong muốn con mình sau thời gian được giáo dục và điều trị sẽ có khả năng bình phục, trở về cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác, và sau một thời gian đưa con đến các trường giáo dục đặc biệt, sự tiến bộ chậm chạp thậm chí là không tiến bộ bao nhiêu của trẻ  đã khiến cho nhiều phụ huynh thất vọng, sau đó lại bỏ bê vì không còn sức để tiếp tục chăm sóc trẻ nữa, chính thái độ lúc đầu quá chăm chút, sau đó lại thờ ơ vì mệt mỏi sẽ khiến trẻ dễ rơi vào những ức chế tâm lý hoặc hình thành những hành vi không kiểm soát được.

 Phụ huynh cần chấp nhận là đối với các tình trạng khuyết tật về trí tuệ sẽ không có biện pháp nào giúp trẻ trở lại tình trạng bình thường. Nhưng việc giáo dục các kỹ năng theo những phương pháp chuyên biệt sẽ giúp trẻ có khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài, trẻ có thể tham gia những hoạt động đơn giản trong gia đình cũng  như ngoài xã hội. Điều này không những giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng ngày một tốt hơn mặc dù rất chậm chạp, mà còn giúp cho trẻ không rơi vào các căng thẳng hay suy sụp tâm lý.

            Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên nghĩ rằng các biện pháp giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật chỉ là công việc của giáo viên, hay của các bác sĩ, các chuyên viên tâm lý giáo dục…và chỉ được thực hiện tại nhà trường. Chính những hoạt động trong gia đình, thái độ quan tâm hợp lý và những kế hoạch làm việc cụ thể tại gia đình dành cho trẻ khuyết tật, mà phụ huynh là người hướng dẫn và giám sát mới là những điều kiện cần thiết, hỗ trợ cho các phương pháp giáo dục ở trường giúp trẻ có những tiến bộ cần thiết.

            Khi đứng trước một trẻ khuyết tật, ta thường chỉ thấy những khuyết điểm, những mặt yếu kém và hạn chế mà không tìm ra được, hoặc không nhìn nhận những ưu điểm, những khả năng dù rất ít ỏi, nhỏ bé của trẻ. Chúng ta không nên vì lòng thương yêu mà ở đây được xem là thương hại (lòng thương có hại!) để làm thay mọi hoạt động cho trẻ cũng như phục vụ một cách đầy đủ những nhu cầu của trẻ. Chúng ta cần xem xét những khả năng dù rất ít, rất yếu ớt của trẻ rồi tìm cách hỗ trợ và nâng cao các khả năng đó lên, tìm cách giúp cho trẻ biết cách tự phục vụ và nhất là xây dựng cho trẻ một tinh thần lạc quan, vui vẻ và tự tin. Chính những yếu tính này mới là điều cần thiết và đem lại hiệu quả tốt đẹp trong việc hướng dẫn những kỹ năng cho trẻ. Những kỹ năng này sẽ đem lại sự tự tin và từ đó khả năng hội nhập sẽ được hình thành, các em sẽ vượt qua được những mặc cảm và hạn chế do tình trạng khuyết tật đem lại.

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

Accessories acél Adult English afghan Amigurumi amirugumi Ảnh Art Avatar Ẩm thực baby crochet baby knitting Baby learn bag Bags balloons Bé tô màu Bead belts Bikini bokalánc books booties bows boxes bracelet cake candles candy Cards carving carving fruit carving fruits Cắm hoa Cặp đôi đáng yêu Cắt may Chăm sóc bà bầu Chân dung Người đẹp Chơi mà học clay coloring crafts crochet crochet pattern cross stitch Curtain cutting paper Dân ca ru con 3 miền Bắc Trung Nam (mp3) Dễ thương Dictionary Dolls drawing dress Đan Đất nặn cho bé Đố vui earring Easy dot Embroidery Embroidery - Thêu English Story Exercise - Thể dục fashion Felt Fischer Melinda Floral arrangements - Cắm và bó hoa flower arrangement flowers crochet Folding paper Folding towels Font food food decor fülbevaló fülgyűrű fülkapocs Funny garden Gấp giấy Giáng sinh gift Gifts glass gloves gyűrű Hài hước Hair hair clip hajcsat hajtű hat hats Hình nền điện thoại Hình nền Máy tính Hoa đẹp Hoa hồng Hoa hồng đỏ Hoa hồng xanh holiday craft holiday crafts home and garden horgolt Hot Girl Icon ảnh động jewelery jewelry karkötő kézékszer Kết hạt Khác Khăn - Mũ Khoa học kirigami kitűző knitting knitting pattern knot kontyfogó könyvjelző kovácsolt Kute Lam do choi Làm đồ chơi Lãng mạn lịch macrame Magazine make up making flower making flowers Making flowers - Làm hoa Making toys makramé maratás Mẫu móc mittens Móc Music nail Nail art necklace necklaces Nền Blog Nghệ thuật Ngộ nghĩnh nyaklánc or Origami painting Paper Patchwork Phần mềm Phim Phông nền làm ảnh pictures pillow Pillows plastic Play and learn for baby poncho Powerpoint Pregnancy - Bà bầu Quilling paper Quilt recycle recycling repair work ribbon ring rings ritakata rugs Sách chăm sóc bé Sách tiếng anh (Bộ) Sách tiếng anh cho bé sáltű scarves sewing shawls shoes and sandals Siêu xe skirt skirts slippers soap socks spárga sweater szalaghímzés szett tablecloths Tatting Tết dây thảo dược Thêu Thiên nhiên Thuốc Tiếng Nhật Tình yêu Toán Tóc đẹp Trái tim Trò chơi Truyện cổ tích Truyện tranh Tutorial Tutorial video Tuyết rơi underwear üveg Valentine Valentine's day vásár Văn hóa Video Video chăm sóc bé Video học tiếng anh cho bé Video truyện cổ tích video tutorial viking Vui cười weaving wedding wood Xe cộ