Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Con muốn vận động

Con muốn vận động


Khi bé đã được 6 tháng đến 1 năm, thì khả năng vận động của cơ thể có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Ở đây, có một khái niệm nên hiểu rõ, đó là khái niệm về sơ đồ cơ thể (Schéma coporel /body scheme) đó là sự nhận biết của trẻ về cơ thể mình, không chỉ là tên gọi mà còn là chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Trẻ sẽ dần dần ý thức được sự hiện hữu của các bộ phận trên cơ thể và học cách làm chủ được sự vận động qua việc phối hợp giữa các bộ phận đó. Một bước quan trọng trong sự hình thành sơ đồ cơ thể là đến tháng thứ 7-8, trẻ bắt đầu nhìn thấy và chú ý đến hình ảnh của mình trong gương. Bố mẹ khi chơi với con, thường đặt ra những câu hỏi với con, đại loại như: tay đâu, mắt đâu, miệng đâu …và khi đứa trẻ chỉ đúng, thì được xem là có sự phát triển tốt. Đó là một cách đánh giá đơn giản khả năng ý thức của trẻ về sơ đồ cơ thể mình. Nhưng, chính sự phối hợp vận động của các bộ phận mới nói lên được khả năng phát triển của trẻ. Trẻ chậm phát triển là trẻ chưa biết cách phối hợp các vận động giữa tay và chân, giữa cánh tay và bàn tay phù hợp với khả năng phát triển theo từng lứa tuổi.
Ngoài việc phối hợp giữa mắt, môi miệng thì các sự vận động sẽ dần dần phát triển theo thời gian, chúng ta sẽ xem xét theo các khả năng dưới đây:

Khả năng ngồi:

Trong thời gian đầu, vào tháng thứ 5 trẻ chỉ có khả năng ngồi yên, và phải chống bằng 2 tay dưới sự giúp đỡ của người lớn. Sau đó sẽ có thể vận động hai tay và cái đầu. Khi đến tháng thứ 8, trẻ sẽ làm chủ hoàn toàn được khả năng ngồi và dễ dàng chuyển sang các tư thế khác.

Khả năng sử dụng bàn tay:

Trẻ có khả năng cầm nắm các đồ vật từ tháng thứ 6 và qua tháng thứ 7 thì biết chuyển các món đồ từ tay này sang tay kia. Đến tháng thứ 8 thì biết dùng 2 ngón tay cái và tay trỏ để kẹp đồ vật. Trong lứa tuổi này, trẻ sẽ bắt đầu có sự bộc lộ rõ rệt khả năng thuận tay phải hay tay trái của mình.

Khả năng trườn và bò:

Từ tháng thứ 4 trẻ đã có thể ngẩn đầu và tập trườn nhưng đến tháng thứ 8 trẻ mới có khả năng tự lật để trườn và chống hai cánh tay, hai cẳng chân lên để bắt đầu bò. Có một số trẻ không trải qua giai đoạn này, ta gọi là bỏ bò hay trốn bò, để từ tư thế ngồi trẻ sẽ đứng thẳng và tập đi luôn, đây cũng là một hiện tượng bình thường.

Khả năng đứng:

Khi đến tháng thứ 9, trẻ sẽ học cách đứng lên. Ban đầu có thể phải vịn vào tay người mẹ hay một món đồ nào đó, dần dần sẽ có khả năng đứng một mình.

Vào giai đoạn này, vấn đề an toàn cho trẻ cần được bố mẹ lưu tâm hàng đầu. Trẻ chưa có ý thức về sự giới hạn và nguy hiểm, nên có thể bỏ vào miệng bất cứ thứ gì và có khả năng té ngã rất cao. Vì vậy, luôn phải có một người để mắt đến trẻ hay trẻ phải ở trong một cái cũi có các chấn song bằng gỗ hay mây, để trẻ vịn khi đứng và nếu có ngã vào cũng không nguy hiểm nếu so với chấn song bằng kim loại. Tuy nhiên, khi đã biết chắc là trẻ đã ở trong phạm vi an toàn thì chúng ta cũng nên để trẻ tự do vận động và khám phá, chính những cú ngã hay sự đau đớn không quá nặng sẽ giúp trẻ biết rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn khả năng vận động của mình.

Chúng ta cần lưu ý đến những trẻ được xem là quá hiền lành, đặt đâu ngồi đó…không phản ứng trước tiếng động, ít khi đưa mắt nhìn vào khuôn mặt người đối diện, không có thái độ vui buồn rõ rệt hoặc rất ít khóc…Những dấu hiệu này cần phải được xem xét cẩn thận để có thể phát hiện sớm những khuyết tật về mắt, tai mũi họng hay những rối nhiễu tâm lý.

Để giúp trẻ có sự phát triển hài hòa, ngoài những hỗ trợ để trẻ phát triển vận động thì việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết trong giai đoạn từ 6-9 tháng, nên từ từ cho trẻ bỏ bú mẹ để chuyển dần qua chế độ uống sữa ngoài và ăn dặm cháo, bột để tăng cường vitamin, chất đạm, chất béo và những khoáng chất cần thiết.

Chúng ta nên biết, một loại sữa bột tốt là loại sữa phù hợp với thể trạng của trẻ chứ không phải một loại sữa đắt tiền và việc xay nhuyễn rau củ quả trong món ăn dặm nên có sự thay đổi thành phần, để không tạo ra sự nhàm chán cho trẻ.

Trong khi cho trẻ ăn, việc giao tiếp bằng ánh mắt và lời nói là rất cần thiết, bà mẹ nên ngồi đối diện nếu cho trẻ ngồi trên ghế ăn hay ở trong tư thế đối mặt, nếu cho ăn khi bế trẻ. Sao cho trẻ thấy được khuôn mặt của mẹ, nụ cười, ánh mắt yêu thương, cái miệng chuyển động và những lời nói êm dịu sẽ được trẻ “hấp thụ” kèm theo những muỗng thức ăn. Điều này sẽ giúp cho trẻ được nuôi dưỡng cả thể xác lẫn tâm hồn và có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ sau này của trẻ.

Khi trẻ đã đứng được trên hai chân mình, thì đây là giai đoạn bắt đầu cho một tiến trình tự khẳng định mình, trẻ bắt đầu phân biệt giữa cái tôi và những người xung quanh. Một mặt, trẻ ý thức được sự ràng buộc giữa bản thân và người mẹ, vẫn bám mẹ nhưng mặt khác đã có những dấu hiệu cho thấy ý hướng tách rời khỏi sự bế bồng của mẹ, trẻ muốn tự mình bước đi, tìm cách đẩy tay người mẹ ra để tự đứng trên đôi chân dù chưa vững vàng.

Trẻ đã ý thức được cái tôi khi biết rằng, nếu kêu lên thì mẹ sẽ đến, khóc thì sẽ được chú ý, cười thì sẽ được hưởng ứng và nếu nắm lấy một món đồ chơi rung lên, nó sẽ phát ra tiếng động, nếu nắm một sợi dây cột một món đồ rồi kéo đến, nó sẽ lại gần trong tầm tay. Trẻ cũng sẽ biết rằng, mẹ có thể đi ra khỏi tầm nhìn của mình nhưng rồi mẹ sẽ trở lại, một món đồ có thể bị che đi nhưng vẫn không bị mất mà có thể thấy lại được. Đây cũng là những yếu tố để đánh giá khả năng phát triển của trẻ và cũng là cơ sở để mẹ hay người chăm sóc đưa ra những biện pháp được thể hiện dưới hình thức là những trò chơi với những cấp độ thích hợp. Như vậy, ta thấy ban đầu những cử động đầu tiên của trẻ chỉ là những xung động tràn lan, không phân biệt tay chân và không có mục đích, sau đó trẻ dần dần hình thành những vận động có phân định vào một bộ phận rõ rệt (tay sờ, nắm, cầm, ném…chân co duỗi, bước đi, đá…) rồi sau đó là những hoạt động mang tính phối hợp có chủ đích rõ ràng và các chuỗi hành động này gọi là hoạt động có định hướng.

Những ý thức này khiến cho phạm vi hoạt động của trẻ được mở rộng, bà mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng tự chủ ngày càng nhiều hơn. Chúng ta nên nhớ: Trẻ phải xa lìa khỏi mẹ trước 3 tháng là quá sớm, nhưng trẻ chỉ xa lìa mẹ sau một năm là quá muộn. Vì vậy, nếu không vì hoàn cảnh bắt buộc, thì không nên gửi con đi nhà trẻ trước 3 tháng tuổi, và cũng không nên giữ con ở nhà mà không cho con đi nhà trẻ khi con đã hơn 1 tuổi.

Để có thể giúp cho việc đi nhà trẻ được thuận lợi, bố mẹ nên tập cho trẻ biết về sự vắng mặt của mình: “lát nữa mẹ sẽ đi chợ mua đồ ăn, mua trái cây…vì vậy mẹ sẽ vắng mặt một lúc, con ở nhà chơi với chị …ngoan nhé, mẹ sẽ về mua quà cho con…” hay: “Chiều nay, bố mẹ sẽ đi công việc, con ở nhà với bà ngoại nhé…đến tối bố mẹ sẽ về”. Khi trở về, chúng ta cũng báo cho trẻ biết: “Na ơi, mẹ về rồi này, có cái này hay lắm cho con đây…” Nhưng cũng không nên quá vồ vập, ôm chầm ngay lấy con hoặc để cho ông bà, người giúp việc ôm ấp trẻ thái quá, sau này sẽ khó tập cho trẻ khả năng tự chủ.

Trong cuộc sống hàng ngày có thể tập cho trẻ chơi trò trốn tìm, đi lấy các đồ vật bị che dấu hay ở phòng bên cạnh, để qua đó trẻ ý thức được những biến đổi trong môi trường xung quanh. Chúng ta có thể giải thích một cách đơn giản các yêu cầu trong cuộc sống gia đình cho trẻ, rồi tìm cách khuyến khích trẻ thực hiện, thay vì chỉ ra lệnh và buộc trẻ tuân theo.

( Còn tiếp )

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

Accessories acél Adult English afghan Amigurumi amirugumi Ảnh Art Avatar Ẩm thực baby crochet baby knitting Baby learn bag Bags balloons Bé tô màu Bead belts Bikini bokalánc books booties bows boxes bracelet cake candles candy Cards carving carving fruit carving fruits Cắm hoa Cặp đôi đáng yêu Cắt may Chăm sóc bà bầu Chân dung Người đẹp Chơi mà học clay coloring crafts crochet crochet pattern cross stitch Curtain cutting paper Dân ca ru con 3 miền Bắc Trung Nam (mp3) Dễ thương Dictionary Dolls drawing dress Đan Đất nặn cho bé Đố vui earring Easy dot Embroidery Embroidery - Thêu English Story Exercise - Thể dục fashion Felt Fischer Melinda Floral arrangements - Cắm và bó hoa flower arrangement flowers crochet Folding paper Folding towels Font food food decor fülbevaló fülgyűrű fülkapocs Funny garden Gấp giấy Giáng sinh gift Gifts glass gloves gyűrű Hài hước Hair hair clip hajcsat hajtű hat hats Hình nền điện thoại Hình nền Máy tính Hoa đẹp Hoa hồng Hoa hồng đỏ Hoa hồng xanh holiday craft holiday crafts home and garden horgolt Hot Girl Icon ảnh động jewelery jewelry karkötő kézékszer Kết hạt Khác Khăn - Mũ Khoa học kirigami kitűző knitting knitting pattern knot kontyfogó könyvjelző kovácsolt Kute Lam do choi Làm đồ chơi Lãng mạn lịch macrame Magazine make up making flower making flowers Making flowers - Làm hoa Making toys makramé maratás Mẫu móc mittens Móc Music nail Nail art necklace necklaces Nền Blog Nghệ thuật Ngộ nghĩnh nyaklánc or Origami painting Paper Patchwork Phần mềm Phim Phông nền làm ảnh pictures pillow Pillows plastic Play and learn for baby poncho Powerpoint Pregnancy - Bà bầu Quilling paper Quilt recycle recycling repair work ribbon ring rings ritakata rugs Sách chăm sóc bé Sách tiếng anh (Bộ) Sách tiếng anh cho bé sáltű scarves sewing shawls shoes and sandals Siêu xe skirt skirts slippers soap socks spárga sweater szalaghímzés szett tablecloths Tatting Tết dây thảo dược Thêu Thiên nhiên Thuốc Tiếng Nhật Tình yêu Toán Tóc đẹp Trái tim Trò chơi Truyện cổ tích Truyện tranh Tutorial Tutorial video Tuyết rơi underwear üveg Valentine Valentine's day vásár Văn hóa Video Video chăm sóc bé Video học tiếng anh cho bé Video truyện cổ tích video tutorial viking Vui cười weaving wedding wood Xe cộ